Nhục thung dung chữa bệnh tráng dương bổ thận

  • Nhục thung dung

  • 900.000 đ/kg

  • Nhục thung dung được biết đến với chức năng chữa bệnh tốt như tráng dương bổ thận, bồi bổ cơ thể, trị được chứng mệt mỏi và suy nhược rất tốt, giúp người bệnh cải thiện tình trạng và phục hồi nhanh chóng. Mời mọi người cùng xem qua bài viết bên dưới để tìm hiểu về công dụng, đặc điểm và lợi ích của nhục thung dung

Nhục thung dung là loại cây mọc và sống ở những vùng miền núi cao phía bắc, được mọi người sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh như cơ thể suy nhược, chữa tráng dương, bổ thận ,… tuy nhiên, ở đồng bằng rất ít người biết đến loại cây này có công dụng và lợi ích từ dược liệu đã mang lại, giúp chữa bệnh hiệu quả cao và an toàn.
 

1. Nhục thung dung là gì?

 
Nhục thung dung là loại cây chủ yếu sống trên các cây khác và cây mọc lâu năm, được người dân biết đến những tác dụng mang lại sức khỏe cao nên dùng để chế biến thành thuốc. Ngoài tên này ra, nhục thung thung còn có một số tên khác như đại vân, đại tinh, nhục tùng dung, kim duẩn,…

 
unnamed

 

2. Tên khoa học

 
Nhục thung dung tên khoa học là Cistanche deserticola Y.C. Ma, loại cây này thuộc họ Nhục thung dung.
 

3. Bộ phận dùng

 
Dược liệu này được sử dụng toàn cây để chế biến làm thuốc dùng chữa bệnh trong y học.
 

4. Đặc điểm của nhục thung dung

 

4.1 Cây nhục thung dung mọc ở đâu?

 
Loại cây này có nguồn gốc xuất xứ ở một số nước khác như Trung Quốc, phân bố và mọc nhiều ở các khu vực phía bắc, mọc trong các khu rừng gần các cây lớn, thích nghi và phát triển tốt với khí hậu mát mẻ. Ở nước ta loại cây này mọc và có ở một số tỉnh như Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu,…
 

4.2 Hình dạng nhục thung dung

 
Đây là loại cây sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng từ 15 đến 35cm, có dạng hình trụ và sống chủ yếu trên các cây cao to khác thuộc kiểu sống ký sinh. Thân và rễ cây khi lớn lên sẽ tạo thành dạng củ, rất mềm. Vỏ cây có màu nâu xếp như các lớp ngói chồng xen kẽ nhau, lớp vảy ngoài vỏ dày. Lá nhục thung dung xếp lại với nhau như vảy, hoa nhục thung dung có dạng hình chuông, mọc dày với nhau và những phần cánh hoa có các màu xanh hoặc tím nhạt, chia thành 5 cánh, phần bên trong của quả có rất nhiều hạt và quả có hình cầu.

 
nhuc thung dung 1

 

4.3 Thu hái và chế biến nhục thung dung

 
Dược liêu này được thu hái chủ yếu vào mùa xuan và mùa hạ, thời điểm được coi là tốt nhất để cho người dân thu hoạch là vào khoảng tháng 3 và tháng 5 sẽ có được những dược liệu tốt và chất lượng nhất.

Đối với những dược liệu được thu hoạch vào mùa xuân thì nên đem đi rửa thật sạch đất cát qua nước sau đó đem đi phơi khô ở nhiệt độ thấp, có thể phơi dưới các bóng râm. Còn đối với dược liệu thu hái vào mùa thu, vì thu hái ở mùa này lượng nước trong cây chứa rất nhiều và rất khó làm khô nên chế biến bằng cách đem đi muối trong hũ để khoảng 1 đến 3 năm thì có thể dùng được, trước khi dùng nên rửa sạch vói nước sạch để trôi đi lớp muối thì có thể dùng được. Hơn nữa, để bảo quản trong thời gian lâu hơn, người ta thường chế biến bằng cách ngâm mật ong với nhục thung dung.

 

5. Thành phần hóa học của nhục thung dung

 
Trong các thành phần của cây gồm có các chất có lợi mang lại khả năng chữa bệnh cao như ancaloit, chất béo, Daucosterol, Betaine, đường, Cistanoside và một số axit amin khác.
Nhờ trong thành phần của dược liệu có tính ôn, vị ngọt nhẹ nên giúp chữa và điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao.

 

6. Tác dụng của nhục thung dung

 
Được biết đến, trong y học nhờ có các vị trong nhục thung dung giúp cơ thể bồi bổ, đại tràng tốt, giúp điều trị được bệnh tráng dương, suy nhược thần kinh, đặc biết là chữa bệnh vô sinh ở nam giới rất hiệu quả, bên cạnh đó nhờ có các chất trong cây có khả năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh thấp nhiệt, huyết hư hàn, chữa táo bón, dị niệu, tiểu nhỏ giọt, liệt dương,…

Nhờ vào công dụng của nhục thung dung mang lại hiệu quả cao nên dược liệu này được sử dụng nhiều trong đông y, dùng chủ yếu và nhiều cho các bệnh nhân bị các triệu chứng như thận hư, liệt dương, vô sinh, được sử dụng nhiều ở người già mắc các chứng đau nhứt xương khớp, co thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh, tiểu đem,chân tay hay bị lạnh, dùng được cho cả nữ giới bị vô sinh,…không những dùng làm thuốc trong chữa bệnh mà nhục tùng dung còn có thể sử dụng làm nguyên liệu trong chế biến món ăn giúp chữa được bệnh sạm đen da mặt, chống lão hóa da và da dẻ hồng hào, đẹp hơn.

 

7. Nhục thung dung chữa bệnh gì?

 
nhuc thung dung

Giúp bổ thận tráng dương: Dùng trung bình mỗi ngày khoảng 16g nhục tùng dung và một số nguyên liệu khác như 6g viễn chí, sà sàng tử, ngũ vị tử, ba kích tím, thỏ ty tử, đỗ trọng, phụ tử, phòng phong mỗi vị 12g. Đem tất cả hỗn hợp đem đi nghiền thành bột mịn rồi luyện với mật ong làm ra dạng hoàn, trung bình mỗi ngày dùng 12 đến khoảng 20g và sử dụng uống 2 lần trong ngày, có thể dùng để uống với nước ấm hoặc chiêu với rượu ấm dùng. Vị thuốc này còn chữa được cho các bệnh nhân bị liệt dương, đau mỏi, đau lưng hoặc gối đau buốt.

Suy nhược thần kinh: dùng khoảng 10g nhục tùng dung kết hợp với một msoos dược liệu khác để chữa nhanh chóng khỏi bệnh hơn như Phục linh 6g, thạch xương bồ 4g và 8g thỏ ty tử, đem hỗn hợp trên đi rửa sạch rồi sắc với khoảng 600ml nước đun sôi, để lửa nhỏ đến khi nước trong ấm cạn đi còn khoảng 200ml thì có thể đem sử dụng được, dùng mỗi ngày uống 3 lần, tốt nhất là uống khi thuốc còn nóng hoặc để ấm, không nên sử dụng để nguội quá sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Chữa bệnh táo bón: Dùng khoảng 15g nhục thung dung khô  kết hợp hạt muồng ngủ khoảng 10g, đem 2 vị này đi tán thành bột hoặc tán ở dạng thô rồi hãm với nước sôi dùng như trà hoặc có thể sắc với nước sử dụng hàng ngày sẽ nhanh hết bệnh.

Chữa tiểu dắt, tiểu nhiều lần: sử dụng khoảng 500g nhục tùng dung và thỏ ty tử, thục địa, sơn dược mỗi loại khoảng 200g kết hợp 50g ngũ vị tử, đem hết những hỗn hợp trên đem đi tán bột sau đó trộn với mật ong vò lại thành viên nhỏ, uống trung bình mỗi lần khoảng 5g với muối loãng, dùng 2 lần vào mỗi ngày, thường xuyên sử dụng sẽ mang lại hiệu quả cao.

Chống lão hóa da: đối với da mặt bị sạm đen, lao thương, da mặt kém sắc nên sử dụng dược lệu nhục thung dung khoảng 160g nấu nhừ kết hợp với gạo và thịt dê đem nấu cháo dùng trong ngày, dùng thường xuyên thì sẽ thấy da mặt có hiệu quả và đẹp hơn, giúp da căng mịn và trắng hơn.

 

8. Cách ngâm rượu nhục thung dung

 
Ngoài cách sử dụng để điều chế dược liệu tạo ra các vị thuốc để chữa bệnh, nhục thung dung ngâm rượu để chữa bệnh còn mang lại hiệu quả chữa bệnh rất cao với cách ngâm như sau:

Đối với tác dụng ngâm rượu nhục thung dung giúp chữa bệnh bổ thận tráng dương, xuất tinh sớm: dùng nhục thung dung khoảng 1kg với một số dược liệu dùng để ngâm chung như sâm cau, dâm dương hoắc, sơn thù du mỗi loại 0,5g là vừa sau đó ngâm trong 15 lít rượu trắng có nồng độ cao, ngâm trong khoảng thời gian 1 tháng thì có thể lấy ra dùng được, sử dụng mỗi ngày 2 lần.

Đối với trị liệt dương, thận hư thì dùng cách ngâm sau: dùng nhục tùng dung khoảng30g đem đi ngâm chung với 500ml rượu trắng loại rượu 45 độ, ngâm trong khoảng thời gian 7 đến 10 ngày thì có thể dùng được . Mỗi lần dùng khoảng 15ml và trung bình ngày sử dụng 2 lần để uống.

 

Lưu ý:

 
Một số bệnh nhân bị mắc các chứng như khí huyết hư hàn không nên sử dụng quá nhiều và dùng thường xuyên.

Khi sử dụng dược liệu để nấu thuốc dùng để uống không nên sử dụng nồi bằng sắt hoặc đồng để nấu, nên dùng nồi bằng đất để sắc nước vì dược liệu này rất kỵ với sắt, đồng.

Đối với các bệnh nhân bị tiêu chảy, âm hư tỏa vượng thì không nên sử dụng dược liệu này.






 
 
     

 

 Từ khóa: nhục thung dung
Bài viết mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây