Cây ba kích thần dược cho quý ông

  • Cây ba kích

  • 400.000 đ/kg

  • Cây ba kích nhiều người ca ngợi cây thuốc này với tráng dương , bổ thận, mạnh gân cốt. Kính mời quý bạn đọc xem qua bài viết để tìm hiểu thêm loại cây thuốc này như: đặc điệm thực vật, công dụng, cách dùng, cách nhận biết, xuất xứ. Bài viết được biên tập bởi DS Y Sỹ YHCT Lê Nhân.

Cây ba kích là một trong những vị thuốc dùng để hỗ trợ trị bệnh tráng dương,bổ thận, trừ phong thấp dùng rất tốt cho việc hỗ trị điều trị vấn đề sinh lý.
 

Tên khoa học của cây ba kích

 
Morinda officinalis stow thuộc họ cà phê.
 

Bộ phận dùng của cây ba kích này

 
Cây ba kích sử dụng được củ và rễ để làm thuốc.

 
cây ba kích


Cây ba kích là gì?

 
Đây là loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh cao ở nam giới, hiện nay loại dược liệu này được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi nhờ các chức năng của cây. Không những trị bệnh ở những người trẻ còn có nhiều công dụng như chữa bệnh ở người già về các chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ra.
Cây ba kích còn có một số tên gọi khác như cây chẩu phóng xì, dây ruột gà, ba kích thiên…

 

Cây ba kích phân bố ở đâu?

Là loại cây mọc hoang và mọc chủ yếu ở các vùng trung du, miền núi Bắc Bộ. Hiện nay loại cây này được phân bố nhiều nơi như Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh chủ yếu ở các vùng có độ cao 100m đối với mặt nước biển. Ngoài ra cây còn mọc ở các vùng thứ sinh và mọc trong các bụi xen lẫn các dây leo hoặc trên đồng ruộng, nương rẫy.
 

Cách nhận biết cây ba kích

 
Thuộc loại dây leo thân quấn, rễ cây ba kích phình to và thắt lại từng khúc, có lông mịn, thân mảnh. Ở phần ngọn có màu tím, có các cạnh và lông, khi cây già thì nhẵn lại. Lá có dạng hình bầu dục thuôn nhọn , dài 6-15cm phiến lá cứng và mọc đối nhau, cây non thì sẽ có màu xanh, già đi thì có mà trắng mốc và khô thì có màu tím nâu. Hoa của cây rất nhỏ, mới nở thì có màu trắng, lớn lên thì dần dần chuyển sang màu vàng còn quả thì có hình cầu,chín sẽ có màu đỏ và có cuống riêng ra.

Hoa của cây ba kích chủ yếu nở vào tháng 5 đến tháng 6, ra quả vào tháng 7 đến tháng 10,  rễ khi phơi khô có màu hồng nhạt và màu nâu nhạt, bên trong có màu tím hoặc hồng.

 
cay ba kich

 

Có mấy loại ba kích?

 
Cây ba kích trong tự nhiên gồm có 2 loại đó là ba kích trắng và ba kích tím. Hình dạng của 2 loại này rất giống nhau. Được mọi người phân biệt khác nhau ở điểm đó là màu vỏ của ba kích trắng có màu vàng nhạt còn ba kích tím có màu vàng sậm.

Đối với ba kích tím: là loại được dùng nhiều và phổ biến, khi ngâm rượu chuyển thành màu tím nên được mọi người gọi là ba kích tím.
Đối với ba kích trắng: ba kích này do có chức năng không nhiều bằng ba kích trắng  nên ít dược ưa chuộng và sử dụng. Ngâm rượu sẽ không chuyển sang màu tím đây là điểm đặc biệt để phân biệt rõ. Hơn nữa bên trong phần thịt của ba kích tím có màu trắng trong cũng không có sắc tím.

 

Thành phần hóa học của cây ba kích

 
Thành phần của cây bao gồm các chất antraglycozid, nhựa, đường, acid hữu cơ tinh dầu, anthraquinon, vitamin c, ở rễ cây tươi.
 

Tác dụng của cây ba kích

 
Cây ba kích có tsc dụng điều trị liệt dương, thận hư, đi tiểu nhiều lần, điều trị bệnh huyết ấp cao, trị các chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể ở người già, điều trị kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh, các bệnh đau nhứt chân tay, ăn không tiêu, nhờ các thành phần trong cây giúp cơ thể chữa bệnh bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý và làm đẹp da…
Ba kích có vị cay chát ngọt và có tính ôn giúp cơ thể làm ấm thận, trừ phong thấp, gân cốt khỏe, nước khi sắc thuốc ba kích có công dụng làm hạ đường huyết, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, điều trị chứng di mộng tinh ở nam giới.

Ngoài ra cây ba kích ngâm rượu để sử dụng còn có một số tác dụng rất tốt khi kết hợp với các vị thuốc khác giúp điều trị hỗ rợ chữa bệnh tốt.

 

Cách ngâm rượu cây ba kích.

 
Ngam ruou ba kich khong bo loi
Khi ngâm rượu có thể dùng ba kích tươi và ba kích khô để ngâm rượu theo cách làm như sau:
Ba kích tươi: Trước khi sử dụng cần đem đi rửa sah rồi để ráo nước, sau đó cần bóc bỏ lõi của củ bằng caasch dùng dao nhọn và lực của tay để lấy lõi ra. Sau đó đem đi sấy khô rồi ngâm rượu, dùng khoảng 1kg ba kích tươi ngâm 2 đến 4 lít rượu 45-50 độ, thêm một ít muối, sau 2 tháng thì mở nắp ra khuấy đều bằng đũa, ngâm trong vòng 3 tháng là có thể dùng được. Đối với loại ba kích tốt đúng chất lượng thì ngâm khoảng 30 ngày thì chuyển sang màu tím đậm.

Ba kích khô: Đem đi sao rồi ủ với rượu, muối ăn, cam thảo khoảng 2 tiếng rồi sao nhỏ trong vòng 10 phút  mới hạ thổ, dùng 1kh ba kích khô ngâm với rượu từ 6 đến 8 lít.
Tùy vào nhiệt độ môi trường mà rượu sẽ ngã sang màu tím trong thời gian ngắn hay dài. Ngâm rượu vào mùa hè thì khoảng 20 ngày sẽ ngã màu, còn mùa đông thì dài khoảng 2 tháng.
Trung bình liều lượng mỗi ngày sử dụng từ 100 đến 150 ml, mỗi ngày dùng 2 bữa, vì đây là loại rượu khó uống nên có thể ngam cùng với mật ong để dễ uống hơn.

 

Cách dùng cây ba kích

 
Giúp bổ thận, tráng dương: dùng 30g ba kích, thịt trai 300g và một ít gừng tươi, gia vị. Đun sôi nước rồi cho thịt trai đã thái miếng và ba kích vào, để nhỏ lửa khoảng 3 tiếng thì dùng được với cơm.

Hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao: dùng 12 g mỗi loại ba kích, đương quy, hoàng bá, tiên mao, tri mẫu, dâm dương hoắc nấu cùng với 600ml nước để nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 200ml, uống mỗi ngày 3 lần,dùng liên tục trong 3 tháng thì sẽ có hiệu quả.

Điều trị bệnh nhứt mỏi, suy nhược, ăn không tiêu: dùng 30g mỗi loại ba kích, thỏ ty tử, trầm hương, thiên hùng, nhục thung dung, thục địa, tuc đoạn kết hợp với bá tử nhân, ngũ gia bì,bạch linh, phòng phong, thạch hộc, phúc bồn tử, thạch nam, thạch long nhuận,viễn chí, tỳ giải, xà xàng tử,thự dự mỗi loại 22g cùng với 40g thiên môn đem tất cả hỗn hợp đi tán bột rồi trộn với mật ong làm thành viên,mỗi ngày uống 16g đến 20g dùng chung với rượu lúc đói.

Điều trị tiểu nhiều: sử dụng ba kích đã bỏ lõi và ích trí nhân chưng chung với nhau cùng với rượu và muối, thỏ ty tử, tang phiêu tiêu, dùng mỗi thứ một ít đem tán thành bột rồi dùng rượu chưng thành dạng viên hoàn to như hạt ngô thì sử dụng được, dùng chung với rượu pha muối, trung bình mỗi ngày dùng 12 viên trên 1 lần uống.


 
     

 

 Từ khóa: cây ba kích
Bài viết mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây