Cẩu tích - dược liệu hỗ trợ chữa bệnh đạt hiệu quả cao

  • Cẩu tích

  • 150.000 đ/kg

  • Cẩu tích- vị thuốc nam quý mang khả năng chữa bệnh giúp xương khớp chắc khỏe, cũng được xem là vị thuốc bồi bổ can thận đạt hiệu quả cao. Ngoài các chức năng đó, dược liệu còn giúp chữa chứng di mộng tinh, điều trị phong tê thấp,...Mời quý bạn đọc xem qua công dụng của cẩu tích qua bài viết sau nhé!

Cẩu tích là dược liệu có sẵn từ thiên nhiên có chức năng chữa bệnh tốt được người dân biết đến và sử dụng phổ biến. Hơn nữa còn được xem là cây thuốc nam được dùng nhiều trong các bài thuốc có tác dụng bổ can thận rất tốt và mang lại hiệu quả cao.
 

1. Cẩu tích là gì?
 

Cẩu tích hay còn được mọi người gọi với tên là lông cu li, kim mao cẩu tích, đây là loại cây được mọc hoang và chủ yếu xuất hiện trong rừng. Công dụng của thảo dược được mọi người biết đến đó là chữa tốt được một số bệnh về xương khớp đồng thời còn giúp bổ vào các can thận, với vị thuốc này được sử dụng nhiều trong đông y, hãy cùng tìm hiểu dược liệu để biết được các tác dụng của nó qua bài viết này nhé!
 

2. Tên khoa học
 

Cẩu tích tên khoa học là Cibotium barometz J.Sm và đây là loại cây thuộc họ Kim mao.
 
cau tich

 

3. Bộ phận dùng
 

Phần gốc và các lông vàng bao phủ xung quanh cây là các bộ phận chính dùng để tạo ra các vị thuốc được dùng trong y học giúp chữa bệnh mang lại hiệu quả cao.
 

4. Đặc điểm của cẩu tích
 

Loại cây này có chiều cao không quá 3m, phần lá cẩu tích có kích thước dài và to, lá có dạng lông chim, phần bên trên của lá có màu lúc hơi sẫm, tuy nhiền mặt dưới của lá có màu xanh nhẹ hơn đồng thời có phủ một lớp lông có màu vàng phía bên ngoài. Loại cây này được biết đến như một loại quyết thực vật, bề ngoài của loại cây này được bao phủ bởi một lớp lông màu vàng nhìn từ xa giống tựa con cu li nên được mọi người gọi với tên là lông cu li.
 
cay cau tich

 

5. Cẩu tích phân bố ở đâu?
 

Loại cây này chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, thường phân bố ở các vùng đồi núi hoặc gần các ao suối cũng hay mọc. Lông cu li phân bố nhiều ở một số tỉnh như Thanh Hóa, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Lâm Đồng,…
 

6. Chế biến và thu hái cẩu tích
 

Đây là loại cây được mọi người thu hái quanh năm, toàn cây người ta chỉ lấy đào lấy phần củ cẩu tích và các vùng có lông vàng phủ xung quanh cây. Sau khi thu hái xong được đem về rửa qua nước thật sạch đồng thời loại bỏ các phần rễ, chỉ dùng được củ và phần lông của cây, rồi đem đi thái thành từng miếng nhỏ đem phơi khô để sử dụng làm thuốc dùng trong gia đình.

Loại cây này được Trung Quốc ưa chuộng và xem như dược liệu quý đồng thời mua với giá cao nên người dân sử dụng để bán dần dần dược liệu trở nên khan hiếm và cạn kiệt.

 

7. Thành phần hóa học của cẩu tích
 

Vì đây là vị thuốc chủ yếu sử dụng trong phạm vi nhân dân nên hiện nay dược liệu chưa được nghiên cứu tìm hiểu về các hoạt chất hay thành phần trong cây, dược liệu này được dùng để chữa bệnh chủ yếu là dựa vào một số kinh nghiệm dân gian thường dùng.

Được biết đến, trong cây cẩu tích có tính ôn và vị đắng nên có tác dụng tốt đối với hai kinh can và thận, giúp bồi bổ cơ thể đặc biệt dùng bồi bổi can thận.

 

8. Cẩu tích có tác dụng gì?
 

cẩu tích sau khi chế biến

 

Nói đến tác dụng của dược liệu này có lẽ mọi người biết đến tác dụng chính là cẩu tích bổ thận rất tốt và mang lại hiệu qua không ngừng, bên cạnh đó dược liệu này còn giúp trị được một số bệnh về xương khớp như trị phong tê thấp, giúp tác dụng mạnh với gân xương đặc biệt là đối với ở người già hay người cao tuổi.

Hơn nữa, nhờ vào tác dụng của lông cu li giúp chữa và giúp cầm được máu, các hoạt chất có trong bộ phân lông có khả năng hút được huyết thanh trong máu làm cho máu dễ đông hơn.

Không những sử dụng dược liệu này để chế tạo ra các vị thuốc ở dạng sắc mà ngoài ra người ta còn sử dụng ở dạng cao cẩu tích hoặc ở dạng ngâm rượu có tác dụng tăng cường được sức khỏe đồng thời cũng là vị thuốc chữa được các bệnh đau xương, thấp khớp, thần kinh tọa, cơ thể mệt mỏi,… dùng rất tốt và mang hiệu quả nhanh chóng. Vì vậy, vị thuốc này trong đông y được đánh giá là một trong các vị thuốc mang giá trị cao giúp chữa xương khớp chuyển biến một cách nhanh chóng và tốt nhất. 

Bên cạnh đó, trong dược liệu có tính ôn, vị đắng không những giúp bổ thận mà còn giúp trị được các bệnh như phong hàn, cường tráng gân cốt, đau thắt vùng lưng, cẩu tích chữa đau lưng, chữa thận hư,… ngoài ra còn có tác dụng chống viêm, giảm đau, chữa được bệnh di tinh, bạch đới tốt cho ở các đối tượng nam và nữ đều có thể sử dụng được.

 

9. Cẩu tích trị bệnh gì?
 

Chữa thận: Dùng khoảng 15g cẩu tích kết hợp với các dược liệu như thục địa, kim anh, dây tơ hồng, Đỗ Trọng dây mỗi loại 10g đem đi rửa sạch và đem đi sắc với nước khoảng 700ml là vừa, để lửa nhỏ đến khi nước cạn còn khoảng 400ml là có thể dùng được trong ngày. Đồng thời với vị thuốc này còn có tác dụng điều trị được bệnh di mộng tinh, tiểu đem mang lại hiệu quả tốt. Thường xuyên sử dụng sẽ giúp nhanh chóng hết bệnh.

Điều trị phong tê thấp, đau nhứt xương khớp: dùng trung bình mỗi ngày 15g cẩu tích khô với đương quy, tục đoạn mỗi loại 10g kết hợp thêm bạch chỉ và xuyên khung mỗi loại 5g, 15g cốt toái bổ đem tất cả hỗn hợp đi rửa sạch sắc cùng với 1 lít nước để cạn còn khoảng 500ml dùng là vừa, chia thành nhiều lần uống và sử dụng uống trong ngày. Dùng liên tục để nhanh chóng hết bệnh và mang lại hiệu quả.

Giúp cầm máu: dùng một ít lông cẩu tích đắp vào nới vết thương giúp cho máu hình thành ở dạng cục và đông lại, thế nên khi bị chảy máu dùng lông này sẽ nhanh chóng cầm được máu.

Cách ngâm rượu cẩu tích: dùng dược liệu cùng với một số thảo dược khác như thiên niên kiện, hà thủ ô đỏ, huyết giác, ngũ gia bì mỗi loại 100g, kê huyết đằng 200g cùng với 30g trần bì, 20g tiêu hồi kết hợp thêm rắn 1 bộ trong đó gồm có một rắn ráo, một con hổ mang và một cạp nong sau đó đem đi ngâm cùng với 10 lít rượi trắng ở loại 40 độ trong bình thủy tinh, để trong vòng 90 ngày thì lấy ra sử dụng được.

Dùng trung bình mỗi ngày khoảng 30ml dùng trong khoảng thời gian trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng cao, không những tăng cường được sức khỏe mà còn giúp giảm đau nhứt được xương khớp và các bệnh đau lưng. Tuy nhiên, với vị thuốc cẩu tích này không dành cho đối tượng như phụ nữ đang mang thai và một số bệnh nhân bị thận hư do nhiệt hoặc có các triệu chứng nước tiểu vàng không nên dùng.


 

     

 

 Từ khóa: cẩu tích
Bài viết mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây