Cây bồ công anh với nhiều công dụng như: chữa tắt tia sữa, lợi sữa, sưng vú, đau mắt đỏ, viêm túi mật, hỗ trị điều trị ung thư như: phổi, vú. Ngoài ra dược liệu còn mang nhiều công dụng khác nữa, mời quý bạn đọc cùng xem qua bài viết tìm hiểu về công dụng, thành phần, đặc điểm sinh học của loại cây này. Qua bài viết biên tập bởi D.S Y Sỹ YHCT Lê Nhân với Tham vấn Y khoa Bác sỹ Huỳnh Tấn Vũ chuyên khoa II khoa YHCT
Bồ công anh là loại cây khá là nhiều người biết đến bởi cái tên rất quen thuộc đối với mọi người trong cuộc sống hiện nay, đây là loại cây có khả năng chữa được nhiều bệnh như bệnh ung thư, dạ dày và một số bệnh về gan,…đem lại lợi ích và sức khỏe cho người tiêu dùng. Ngoài ra loại cây này là dược liệu được xem là cây thuốc nam của mọi nhà nhờ có tính năng tốt và mang lại hiệu quả cao đối với mọi người.
Cây bồ công anh là gì?
Ở nước ta thảo dược này được người dân ở nhiều nơi với nhiều tên gọi khác nhau là cây rau lưỡi cày, rau bồ cóc, diếp hoang, diếp trời, mũi mác ngoài ra cây bồ công anh có tên tiếng anh là Lactuca india L thuộc họ Cúc. Đây là loại cây sống chủ yếu ở các vùng đồng bằng và trung du ngoài ra ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,… rất ưa chuộng và được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay để làm trà hay phòng chữa bệnh.
Đặc điểm bồ công anh
Cây có độ cao từ 1m-3m, thân cây nó mọc thẳng đặc biệt là không có cành, nhựa của cây này có màu trắng như sữa, có vị đắng ít, hoa bồ công anh có màu vàng hoặc là màu tím. Loại cây này chủ yếu mọc hoang nhiều ở miền Bắc, rất dễ trồng và trồng chủ yếu theo mùa vào tháng 3-4 hoặc 9-10, trồng bằng hạt hoặc trồng bằng mẫu gốc.
Dược liệu có vị hơi đắng nhưng lại có tính mát giúp cho cơ thể thanh nhiệt, thanh lọc và giải độc cho cơ thể.
Bồ công anh có mấy loại?
Đây là câu hỏi hiện nay rất nhiều bạn đặt ra thì câu trả lời là bồ công anh có 2 loại: dược liệu thân cao hay còn gọi là bồ công anh Việt Nam và dược liệu thân thấp hay tên gọi khác là bồ công anh Trung Quốc.
Vì trong thành phần của cây dược liệu Trung Quốc có nhiều chất có khả năng chữa bệnh và điều trị bệnh hơn nên loại cây này được mọi người sử dụng nhiều và chủ yếu.
Tác dụng của bồ công anh
Với tính năng của dược liệu này mang nhiều công dụng trong việc chữa và điều trị bệnh cho con người, nhờ vào các thành phần trong cây như sắt, vitamin, chất béo, tinh bột và một số chất khác làm dùng để điều trị bệnh ung thư vú, hay bị các bệnh về dạ dày...
Rễ cây bồ công anh có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời kết hợp với một số dược liệu khác điều trị được các bệnh về dạ dày, giúp quá tình của đường tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Trong rễ có các thành phần giúp giảm một số chất như axit uric nhừm thúc đẩy gan giải độc có khả năng lợi tiểu và cơ quan sinh sản.
Nhờ các chất làm kích thích cơ thể tiết ra lượng insulin và điều hòa lượng máu trong cơ thể một cách ổn định. Ngoài ra thảo dược còn mang có tác dụng trị bệnh về xương khớp, đau bụng, giúp nhuận trường và chữa một số vết thương ngoài da.
Nhờ có các thành phần như canxi, mangan trong dược liệu bồ công anh đã đem lại những lợi ích giúp điều trị các bệnh loãng xương hay đau xương khớp rất hiệu quả, ngoài ra dược liệu còn có nhiều tác dụng khác như trị đinh nhọt, chữa các vết thương do côn trùng cắn, giúp tiêu độc,giải nhiệt và điều hòa cơ thể, trị rối loạn gan mật, lợi sữa, suy nhược cơ thể do làm việc mệt mỏi, căng thẳng gây ra hơn nữa còn giúp trị bệnh về tiểu đường, chống oxy hóa và nhiễm trùng đường tiết niệu...
Người ta thường sử dụng rau bồ công anh sử dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với một số bà bầu và phụ nữ sau sinh, giúp lợi sữa, và chữa tắt tia sữa.
Cách sử dụng bồ công anh
Trung bình mỗi ngày sử dụng khoảng 20-40g lá tươi hoặc cành và lá khô khoảng 10-15g, nên dùng phối hợp với một số dược liệu khác như lá khôi, chè dây,…để mang lại hiệu quả cao hơn đặc biệt nếu cảm thấy khó uống thì có thể thêm đường. Sử dụng đúng liều lượng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Bồ công anh chữa bệnh và điều trị ung thư: dùng khoảng 20g rễ và lá cây bồ ông anh kết hợp với 40g cây xạ đen đem sắc với 1 lít nước sửdụng uống hàng ngày sẽ có hiệu quả.
Đối với bệnh nhân bị bệnh dạ dày: sử dụng khoảng 20g lá dược liệu khô kết hợp kèm theo 15g khôi tía khô và 10g khổ sâm khô đem rửa sạch và đun với 1 lít nước đun từ từ để nhỏ lửa ho đến khi còn khoảng 400ml thì có thể sử dụng được và sử dụng trong ngày, không nên uống thuốc để qua ngày. Dùng liên tục như thế sẽ đem lại hiệu quả cao.
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt và các vết thương do côn trùng cắn: dùng lá tươi say nát và cho thêm một ít muối sau đó đắp lên vùng vết thương rồi dùng vải cố định, sử dụng mỗi ngày một lần và sau một tuần sẽ thấy được hiệu quả.
Đối với phụ nữ bị tắc sữa: sử dụng mỗi ngày 20g lá bồ công anh khô đem đun nước dùng hàng ngày, có thể dùng lá tươi khoảng 30-40g đem đi rửa sạch, thêm muối sau đó giã nát cho ra nước, dùng lọc hoặc vắt nước ra uống, còn bã có thể dùng cho phụ nữ bị sưng vú, sử dụng khoảng 3 ngày sẽ có hiệu quả.
Một số tác dụng phụ của bồ công anh
Không nên sử dụng quá nhiều hoặc không đúng liều lượng sẽ gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, phản ứng mẫn cảm, viêm da,... hoặc do cơ địa không phù hợp với dược liệu này.
Đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và một số bệnh nhân bị bệnh tiêu hóa, kích thích đường ruột, bệnh nhân bị cao huyết áp nên sử dụng ít không nên lạm dụng nhiều vì không tốt cho sức khỏe.
Những người tỳ vị hư tàn, thường xuyên đi ngoài phân lỏng không nên sử dụng. Để sử dụng có hiệu quả hơn nên sử dụng đúng cách đúng liều lượng sẽ mang lại nguồn sức khỏe tốt và thấy được sự hữu ích của cây.