Sâm bố chính- vị thuốc hỗ trợ tăng cường sức khỏe: suy nhược cơ thể, mất ngủ, kém ăn, đau lưng và bồi bổ cơ thể, dược liệu đem lại nhiều lợi ích cho người dùng đồng thời tăng được sức đề kháng chống lại một số căn bệnh gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể
Sâm bố chính là dược liệu được biết đến và ví như một loại sâm có tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp trị bệnh đồng thời giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng,… đem lại nhiều lợi ích cho người dùng. Để hiểu rõ hơn về công dụng của sâm bố chính hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Sâm bố chính là gì?
Đây là loại sâm được biết đến và phát hiện đầu tiên ở huyện Bố Trạch, Đồng Tháp, Phú Yên, Quảng Trị có tác dụng tốt trong việc bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh an toàn và mang lại hiệu quả không ngừng. Thảo dược này còn có một số thổ hào sâm, sâm khu năm,… được đánh giá rất cao trong việc chữa bệnh và là cây thuốc quý đối với mọi nhà.
2. Tên khoa học
Sâm bố chính tên khoa học là Hibicus sagittifolius Kurz và loại dược liệu này thuộc họ của các loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ hay còn gọi là họ dâm bụt.
3. Bộ phận dùng
Bộ phận được sử dụng trong củ sâm chủ là toàn bộ phần củ được sử dụng chế biến tạo ra các vị thuộc sử dụng trong đông y.
4. Thành phần hóa học sâm bố chính
Dược liệu này có thành phần hóa học chứa trong rễ sâm bố chính như lipit, tinh bột, chất nhầy, hàm lượng protein , leucin, prolin, tyosin,…. Và một số hoạt chất axit amin có lợi khác cho cơ thể, bên cạnh đó còn gồm có một số chất kháng khác như magie, photpho, canxi, sắt, đồng. Ngoài ra, sâm này có vị ngọt, tính bình nên có nhiều công dụng trong việc chữa và điều trị bệnh sử dụng nhiều trong y học, giúp bổ máu, cơ thể hay có các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược gây ra.
5. Tìm hiểu về sâm bố chính
5.1 Đặc điểm cây sâm bố chính
Là loại cây có thân thảo, cao không quá 1m5, loại cây này sống rất dai, chủ yếu là dựa vào các loại cây lớn khác để sống, cây mọc kiểu đứng, phần rễ có màu trắng hoặc màu vàng nhạt với chiều dài đường kính khoảng 2cm, hình dạng của sâm bố chính nhìn bề ngoài rất giống củ nhân sâm và ở trên có hoa vàng, nên phân biệt rõ giữa sâm bố chính rừng và nhân sâm để tránh gây ra sự nhầm lẫn giữa các loại.
Phần lá sâm bố chính ở phần gốc có hình dạng giống trái xoan, còn phần cuối gần phiến lá có dạng hình mũi tên, mặt trên của lá có các lông mịn ở dạng hình sang hoặc dạng đơn, càng lên cao thì các lá càng nhỏ và hẹp hơn. Phần hoa sâm bố chính có màu hồng pha đỏ hoặc lẫn chút vàng. Hoa thường mọc đơn và mọc riêng lẽ ở kẽ lá, phần cuống dài, hoa có lông và hơi cứng, bầu có tuyến và 5 vòi, ngoài ra còn có lông còn phần tiểu đài của hoa có các lông tua, phần đài thì ở dạng hình túi, có răng nhỏ ở ngọn. Tuy nhiên quả sam bố chính có màu nâu, khi ra sẽ có hình trứng nhọn, quả có chiều dài so với tiểu đài sẽ gấp 3 lần, bên ngoài của quả có các lông nhỏ, tạo thành 5 phần mảnh vỏ khi quả được chín.
5.2 Hình ảnh sâm bố chính
5.3 Cây sâm bố chính phân bố ở đâu?
Trước đây, loại cây này chủ yếu là mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, nhờ biết đến công dụng và lợi ích sâm bố chính nên loại dược liệu này được người dân trồng nhiều nơi và có kỹ thuật cao và phân bố ở một số tỉnh nước ta như sâm bố chính Quảng Bình, Hòa Bình, Nghệ An, Tây Bắc, Nam Đàn,… Ngoài ra, thảo dược này còn mọc một số nơi ở miền Trung như Bình Định, Phú Yên nên có tên gọi là sâm bố chính Phú Yên, ngoài ra còn có ở các tỉnh phía Tây Bắc như Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình,…
5.4 Thu hái và sơ chế sâm bố chính
Vậy sâm bố chính trồng bao lâu thu hoạch? Như được biết thì loại sâm giống này sau 1 năm kể từ ngày trồng thì có thể thu hoạch được, thời điểm dược người dân thu hoạch tốt đó và vào mùa thu và đông. Đối với sâm bố chính tươi thì sau khi được đào lên rồi đem về rửa sạch qua nước, sau đó sử dụng nước vo gạo để ngâm củ sâm trong 1 đem để giảm được lượng nhớt có trong củ, sau quá trình ngâm thì ta có thể đem đi thái mỏng ra rồi phơi khô hoặc có thể để nguyên cả củ để phơi thì có thể sử dụng được, nên bảo quản ở nơi thoáng mát tránh nơi có nhiệt độ cao, khi dùng sẽ mang lại hiệu quả cao. Đối với ở dạng khô ta cũng dùng cách chế biến như trên sau đó điều chế thành các vị thuốc, đóng gói và bảo quản sử dụng thuốc để dùng dần trong gia đình. Ngoài dùng khô hay ngân rượu để dùng chúng ta có thể chế biến bằng cách sắt lát sâm bố chính tươi ngâm mật ong để dùng hằng ngày.
6. Tác dụng của sâm bố chính gừng
Các thành phần trong sâm báo nhờ có vị ngọt, tính mát kết hợp với một số chất có trong củ có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả như giúp trị các chứng ho lâu ngày, hạ được sốt, điều hòa kinh nguyệt không ổn định ở phụ nữ đồng thời giúp bồi bổ được sức khỏe, tăng cường được hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ăn uống dễ tiêu và điều trị bệnh ung thư mang lại hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Đối với một số bệnh nhân bị suy nhược, cơ thể hay có các triệu chứng mệt và nhứt mỏi thì khi sử dụng sâm bố chính dược liệu này sẽ giúp cho cơ thể phục hồi, lấy lại sức nhanh chóng. Ngoài ra, sử dụng được cho trẻ em suy dinh dưỡng hoặc tiêu chảy, bệnh nhân bị thiếu máu, chữa các bệnh như chân tay lạnh, hơn thế sử dụng ngâm rượu sâm bố chính còn có tác dụng giúp bổ thận, tráng dương tốt, tăng cường sinh lý hiệu quả, bên cạnh đó còn giúp thanh nhiệt, giải độc tốt, giúp hệ tiêu hóa dễ dàng trong việc thực hiện các quá trình tiêu hóa hơn.
7. Cách ngâm rượu sâm bố chính
Không những sử dụng sâm bố chính khô để tạo ra các vị thuốc đem lại sức khỏe tốt giúp trị nhiều bênh mà còn thể dùng dược liệu để ngâm rượu không những tốt cho cơ thể mà còn trị được được nhiều bệnh, tăng cường khả năng sinh lí với các cách ngâm như sau:
Giúp tăng cường sinh lý: dùng khoảng 1kh dược liệu sâm bố chính khô kết hợp với các vị khác như dùng 1kg sâm cau khô và 300g dương dâm hoắc, đem 3 vị đi sao vàng hạ thổ sau đó dùng khoảng từ 10 đến 12 lít rượu trắng ngâm vơi dược liệu vừa sao xong, để trong khoảng thời gian trên 30 ngày thì có thể lấy ra dùng được, sử dụng với cách ngâm này không những tăng cường sinh lý mà còn giúp chữa chứng di tinh, mộng tinh hiệu quả cao.
Tăng cường sức đề kháng, tiêu hóa tốt: Dùng khoảng 1kg thổ hào sâm khô hoặc đối với loại tươi thì dùng 3kg kết hợp với rượu trắng 40 độ khoảng 5 lít ngâm để trong thời gian khoảng 30 ngày thì lấy ra dùng được, khi uống sẽ có mùi thơm đặc trưng của sâm và có vị ngọt nhẹ dùng rất ngon.
8. Sâm bố chính rừng chữa bệnh gì?
Điều trị ho: Dùng trung bình khoảng 10g thổ hào sâm khô kết hợp 8g cam thảo bắc đem đi đun với nước khoảng 500ml để nhỏ lửa đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 200ml thì có thể dùng được, chia thành 2 lần dùng trong ngày.
Chữa bệnh mất ngủ, cơ thể mệt mỏi: Dùng khoảng 120g dược liệu sâm báo kết hợp với thỏ ty tử sao, tầm gửi trên cây dâu, hà thủ ô, quả dâu mỗi loại dược liệu 40g là vừa, dùng thêm hoàng tinh chế khoảng 80g, cao hồ cốt, huyết giác, ba kích mỗi loại 20g, đem tất cả các dược liệu đi ngam cùng với rượu khỏang 2 lít để trong thời gian 2 đến 3 ngày thì lấy ra đem đi chưng cách thủy và hạ thổ để trong thời gian khoảng 7 ngày thì có thể dùng được, dùng trong bữa ăn khoảng 15 đến 30ml là vừa, dung 2 lần trong ngày, sử dụng với vị thuốc này nên ăn kiêng với những thực phẩm còn sống, tanh và đặc biệt không dùng các chất gây kích thích.
Giúp điều hòa ổn định kinh nguyệt ở phụ nữ: dùng trung bình 16g dược liệu sâm báo kết hợp với ích mẫu, ngải cứu đã sao vàng mỗi vị 16g kết hợp thêm một số dược liệu khác như thục địa, nỏ nhọ nồi đã được sao vàng, 12g củ ấu và củ cây gai rồi đem tất cả các hỗn hợp này đem đi rửa và sử dụng để nấu thành thanng thuốc để uống. Sử dụng tường xuyên khoảng vài ngày sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Chữa suy nhược cơ thể ở bệnh nhân bị chứng về hô hấp: dùng trung bình 12g sâm báo kết hợp với tua sen, sa sâm, táo nhân mỗi loại 12g, lá vông, hương phụ và kỷ tử mỗi vị 10g và 20g liên nhục đem hỗn hợp rửa sạch qua nước đem đi sắc nước dùng để uống trong ngày.
Chữa bệnh chân tay lạnh, ra mồ hôi nhiều: dùng thổ hào sâm, phục linh, đương quy tấm mật đã được sao vàng, hoàng kỳ tẩm qua nước phòng phong sao mỗi vị như vậy khoảng 20g và 8g lộc nhung nung đã nghiền nhỏ và 8g chích thảo, đem hỗn hợp sắc lấy nước dùng trong ngày.
Lưu ý: nên chọn những dược liệu sâm bố chính được trồng trên các đồi khi dùng sẽ có tác dụng và hiệu quả cao hơn đối với các loại sâm được trồng trong các chậu cảnh ở nhà hoặc ở các miền đồng bằng.
Nhiều bạn đọc hỏi giá sâm bố chính hiện này là bao nhiêu, để trả lới câu hỏi này cho quý bạn đọc. Hiện nay được nhiều thương lái thu mua sâm bố chính được trồng nhiều nơi và có nhiều giá khác nhau với nhiều vùng khi hậu khác nhau và cũng cho dược tính khác nhau nên giá cả sẽ gia động từ 150.000 đến 300.000đ/kg.