Ngải cứu giúp tăng cường sức khỏe và điều trị nhiều chứng bệnh khác

  • Lá ngãi cứu

  • 100.000 đ/kg

  • Ngãi cứu là vị thuốc có tác dụng tốt với một số bệnh như kinh nguyệt không đều, đau bụng thường xuyên đặc biệt giúp an thai an toàn và đạt hiệu quả cao. Để biết nhiều công dụng cũng như lợi ích từ lá ngãi cứu mời mọi người xem qua bài viết bên dưới.

Lá ngải cứu là một vị thuốc nam được dùng chữa bệnh đau bụng, giúp an thai được dùng cho phụ nữ đang mang thai sử dụng tốt và hiệu quả, không những có công dụng trong y học mà nó còn có thể sử dụng làm thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày.
 

1. Cây ngải cứu là gì?

 
Cây ngải cứu được biết đến là loại dược liệu dùng để hỗ trợ điều trị bệnh giúp cho cơ thể có sức khỏe tốt hơn, ngoài tên này ra cây còn có một số tên gọi khác như cây ngải điệp, cây thuốc cao, cây thuốc cứu, có công dụng chữa nhiều bệnh đặc biệt cây thuốc cứu chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả và an toàn.
 

2. Tên khoa học của cây ngải cứu

 
Ngải cứu là loại thuộc họ Asteraceae, ngoài ra còn có tên khoa học là Artemisia vulgaris L.
 

3. Đặc điểm của cây ngải cứu

 
Đây là loại cây có thân dạng rãnh dọc, ở phần lá thường mọc so le với nhau và lá không có cuống, lá có 2 mặt với hai màu lá khác nhau, phần trên của lá có màu lục hơi sẫm, nhẵn, phần dưới có màu trắng tro và có lông tơ nhỏ.
 

3.1 Cây ngải cứu mọc ở đâu?

 
Cây này chủ yếu mọc hoang và mọc quanh năm, loại cây này được phân bố và mọc nhiều tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên vẫn có nhiều người tự trồng cây ngải cứu tại nhà để sử dụng dùng làm rau trong các bữa ăn đồng thời dùng để chữa bệnh.
 

3.2 Hình ảnh lá ngải cứu

 
la ngai cuu
 
 
 

3.3 Thu hái, chế biến

 
Vào mùa hè, phần lá và ngọn được thu hái có thể dùng lá ngải cứu tươi nhưng để dễ bảo quản trong thời gian dài thì nên đem đi phơi khô với nhiệt độ thường, hoặc phơi khô ở những nơi có bóng râm, đặc biệt hơn khác với những loại khác ngải cứu được dùng để phơi khôp để qua nhiều năm càng sử dụng tốt mà không lo hư hỏng, những phần lá được phơi khô rồi sau đó cắt nhỏ ra thành các bột vụn rồi lọc để lấy phần lông trắng đó được gọi là ngải nhưng. Còn lá ngải cứu phơi khô được người dân gọi là ngải điệp.
 

4. Bộ phận sử dụng của cây ngãi cứu

 
Sử dụng được lá và ngọn để dùng chế biến làm thuốc trong y học.
 

5. Thành phần hóa học

 
Theo như các nhà khoa học đã nghiên cứu thì trong thành phần của  lá cây có các chất như tannin, tinh dầu và một số hoạt chất có lợi khác dùng để chữa bệnh mang lại hiệu quả cao.
 

6. Lá ngải cứu có tác dụng gì?

 
Nhờ có vị cay, hơi đắng và có tính ôn nên tác dụng lá ngải cứu với bà bầu rất tốt, giúp an thai và dưỡng thai tốt, điêu hòa đau bụng do cơ thể lạnh, hàn, có công dụng tốt đối với các bệnh nhân bị chảy máu cam, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, đồng thời giúp cơ thể thanh lọc, giải cảm hiệu quả. Ngoài ra lá ngải cứu có tác dụng chữa bệnh tốt, giúp cơ thể phục hồi và nhanh hết bệnh đem lại hiệu quả.

 
ngai cuu kho


7. Lá ngãi cứu chữa bệnh gì?


Lá ngải cứu chữa dĩ ứng,ăn uống kém, trị bệnh đau đầu, có tác dụng tốt đối với cơ thể bị suy nhược, sắc tố kém, cơ thể mệt mỏi, nhờ trong thành phần có các chất giúp trị được bệnh thần kinh tọa độ, đau nhứt xương khớp, lá ngải cứu làm trắng da, đồng thời trị được mụn do cơ thể nóng gây ra, hơn nữa còn giúp sơ cứu vết thương, chữa được các vết thương ngoài da, giúp co máu lưu thông lên não tốt, đặc biệt công dụng của lá gải cứu chính đó là giúp phụ nữ mang thai điều hòa cơ thể có sức khỏe tốt, giúp thai khỏe mạnh và lá ngải cứu điều hòa kinh nguyệt  giúp chữa bệnh đau bụng, rối loạn kinh nguyệt không đều.
 

8. Cách sử dụng lá ngải cứu


- Giúp an thai, điều trị thai động không yên: dùng khoảng 16g lá ngải cứu khô kết hợp với các dược liệu khác như tía tô khoảng 16g sau đó đem đi sắc với khoảng nửa lít nước để nhỏ lửa đến khi cạn đặc còn 200ml đem cho phụ nữa uống lá ngải cứu khi mang thai rất tốt cho sức khỏe, nên chia ra uống nhiều lần trong ngày, có thể thêm đường vào nước uống nếu có vị đắng khó dùng.

- Điều trị kinh nguyệt không ổn định: khi mới bắt đầu hành kinh thì dùng trung bình khoảng 40g lá ngải cứu tươi hoặc có thể dùng lá khô khoảng 15g kết hợp với 10g ích mẫu đem đi rửa sạch với nước và sắc cùng với 1 lít nước để nhỏ lửa đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 300ml thì có thể dùng được, sử dụng uống nước ngải cứu trong ngày, chia ra uống nhiều bữa, dùng 2 đến 3 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

- Lá ngải cứu giải cảm: sử dụng một ít cám gạo trộn vào một ít lá ngải cứu sao với nhau cho đến khi có mùi thơm nhẹ rồi dùng một miếng vải nhỏ và mỏng đem gói lại sau đó chườm trên tay, chân, đầu và lưng, sử dụng 2 đến 3 lần thì cơ thể khỏe lại sẽ hết bệnh, ngoài ra bệnh nhân khi bị sốt sử dụng đắp lá ngải cứu hạ sốt rất hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

- Lá ngải cứu trị mụn: dùng một ít lá tươi đem đi giã nát sau đó  dùng để dắp lên mặt như một lớp mặt nạ, để trong vòng 20 phút rồi rửa mặt sạch lại với nước, thường xuyên sử dụng sẽ giúp da mặt không những hết mụn mà còn  có tác dụng làm đẹp da, nhiều người còn sử dụng rửa mặt bằng lá ngải cứu giúp cho  da trắng hồng và căng mịn hơn.
Ngoài ra có thể dùng cách tắm nước lá ngải cứu cho trẻ sơ sinh bằng cách giã nát trên khi trẻ bị các triệu chứng như rôm sảy, mẩn ngứa,…

- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: dùng khoảng 250gram ngải cứu kết hợp với những dược liệu như 20gram câu kỷ tử, 10gram đinh quy và dùng một con gà ri hoặc có thể dùng gà ác cân nặng 150gram, nêm đầy đủ gia vị và 1 lít nước để hầm, để sôi và hạ nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 250 lít nước thì sử dụng được, dùng gà hầm lá ngải cứu sẽ giúp cho cơ thể không bị mệt mỏi và ăn ngủ ngon hơn. Nên chia ra ăn thành nhiều bữa trong ngày và dùng khoảng nửa tháng thì sẽ có tác dụng và hiệu quả rất cao.

- Điều trị đau nhứt xương khớp: sử dụng giã nát khoảng 300gram lá ngải cứu với mật ong rồi đem đi vắt nước để dùng trong ngày, dùng vào buổi trưa và buổi chiều sẽ tốt hơn, uống khoảng 15 ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm.
Ngoài ra, đói với một số bệnh nhân cao tuổi mắc các chứng mệt mỏi, đau lưng thì có thể dùng lá ngải cứu hơ chữa bệnh đau lưng cực kì tốt và đạt hiệu quả.

 
ngai cuu

Một số lưu ý.

Đối với phụ nữ mang thai ăn lá ngãi cứu mỗi lần khoảng 3 -5 ngọn nhỏ và sử dụng 1 đến 2 lần vào mỗi tuần không nên sử dụng nhiều vì  đem lại hiệu quả không tốt,  dễ gây ra co bóp tử cung và sảy thai hoặc sinh con non.

Đối với một số bệnh nhân có sức khỏe bình thường, không bị đau bệnh thì không nên sử dụng nước sắc ngải cứu hoặc dùng trà ngải cứu thường  xuyên.

Các bệnh nhân có triệu chứng về bệnh viêm gan thì không nên sử dụng vì trong thành phần của lá có một lượng tinh dầu khá là nhiều, khi đi vào gan sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn dẫn đến xảy ra nhiều bệnh như tiểu đục, viêm gan cấp tính, vàng da gây ra gan bị to,…

Đối với bệnh nhân bị triệu chứng rối loạn về đường ruột thì không nên sử dụng, tuy nhiên ăn lá này sẽ giúp nhuận tràng tốt.






 
     

 

 Từ khóa: Lá ngãi cứu
Bài viết mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây