Lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm và nhiều lợi ích khác

  • lá lốt

  • 85.000 đ/kg

  • Lá lốt là dược liệu quen thuộc đối với mọi người trong những bữa ăn hằng ngày, ngoài ra còn mang công dụng chữa bệnh tốt trong đông y. Dược liệu này được biết đến với công dụng chữa bệnh gout và một số chứng bệnh khác như nhứt mỏi khó chịu ở người cao tuổi, trị mất ngủ, ra mồ hôi, đau bụng, kho tiêu,...hãy cùng xem qua bài viết để biết nhiều hơn về đặc điểm, công dụng và lợi ích từ lá lốt nhé!

Cây lá lốt là loại cây quen thuộc chắc hẳn ai cũng biết, nhưng ít ai để ý tới công dụng của nó. Loại cây này không chỉ được dùng để chế biến cùng với các thực phẩm dùng để ăn khác mà có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Cây lá lốt chữa bệnh xương khớp rất tốt đồng thời điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cùng với 5 dược liệu khác nhau.
 

1. Tên khoa học của lá lốt


Loại cây này thuộc nhà Hồ tiêu Piperaceae và dược liệu có tên khoa học là Piper blotc DC.
 

2. Lá lốt là gì?


Đây là loại cây thuộc thân thảo thường sống ở những nơi ẩm ướt, được biết đến với công dụng chữa bệnh của loại cây này vừa an toàn vừa đem lại sức khỏe tốt cho người dùng, ngoài tên lnày ra cây này còn có tên gọi khác như ana klua táo.  
 
 la lot
 

3. Bộ phận dùng của lá lốt


Rễ, thân và lá của cây lá lốt đều có tác dụng để chữa bệnh, người ta thường thu hái về rồi phơi khô đem sử dụng làm thuộc trị bệnh phòng trong gia đình.
 

4. Đặc điểm của lá lốt

 

4.1. Lá lốt phân bố ở đâu?


Dược liệu chủ yếu phân bố ở vùng trung du và miền núi, những nơi có khu vực đất ẩm ướt và khí hậu mát mẻ, ít tiếp xúc với nơi có nhiệt độ cao, loại cây này thường mọc ở những vùng quê hoặc mọc ở phía dưới các bóng cây lớn và phân bố nhiều nhất ở các tỉnh như Hà Nội, Cao Bằng, Quảng Ninh,….
 

4.2. Hình dạng của cây lá lốt


Cây có chiều cao không quá từ 30-40cm, thuộc cây thân thảo, dây leo, lá của cây có hình dạng giống hình tim,  trên mặt lá rất mướt, nhẵn bóng, đối với một số lá già hơn thì sẽ có lông ở cả mặt trên và mặt dưới lá, gân lá có dạng hình lưới và có rất nhiều gân. Hoa của loại cây này thường mọc riêng lẽ ra không mọc thành chùm, thường mọc ở phần kẽ lá, ra hoa chủ yếu vào các tháng 9 và tháng 10 trong năm, có quả mọng.


4.3. Hình ảnh lá lốt khô
 
la lot
 


5. Thành phần hóa học của lá lốt.


Trong thành phần hóa học của dược liệu có chứa các chất như tinh dầu, hơn nữa cây có vị nồng, tính tán hàn nên giúp điều trị được rất nhiều bệnh, ngoài ra còn có một số hoạt chất khác giúp đem lại cơ thể khỏe mạnh hơn.
 

6. Lá lốt có tác dụng gì?


Cây lá lốt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, trị xương khớp có hiệu quả cao vì đây là vị thuốc chính để trị bệnh này, hơn thế vị thuốc này còn mang tác dụng chữa được một số bệnh khác như cơ thể bị nhiễm lạnh, tiêu hóa kém, tay chân ra mồ hôi, trị các bệnh mụn nhọt, giúp giảm đau, phù thũng do các bệnh về thận, chữa thương hàn, chữa vết thương ngoài da, rắn cắn, đau răng…

Ngoài ra có thể chữa bệnh với dược liệu khi kết hợp với nhiều vị thuốc khác giúp cho cơ thể trị bệnh mang lại hiệu quả cao hơn đối với người dùng. Một số dược liệu mà lá lốt kết hợp tốt như rễ cỏ xước, xương sông,… giúp trị được bệnh đau mỏi, khó chịu ở người già, nhờ có các thành phần mang tính ấm nên chữa được bệnh đau bụng, làm ấm, điều hòa cơ thể, giúp giải nhiệt.

Không chỉ được dùng để làm thuốc, dược liệu này còn được dùng để chế biến ra các món ăn ngon trong thực phẩm như lá lốt nấu canh, xào thịt bò có tác dụng chữa được nhiều bệnh đồng thời giúp kháng viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập, làm giảm đau,…

Có nhiều bạn thắc mắc với câu hỏi lá lốt ngâm rượu có tác dụng gì? Câu trả lời đó là dược liệu khi ngâm rượu có tác dụng điều trị chữa được bệnh xương khớp rất tốt và an toàn, ngoài ra rượu của loại cây này còn có công dụng hơn nữa là có thể dùng để xoa bóp chữa các bệnh như đau lưng, nhứt mỏi đem lại hiệu quả ngay sau khi sử dụng.

 

7. Cách sử dụng lá lốt

 
uong nuoc la lot


- Lá lốt chữa bệnh thoát vị địa đệm: kết hợp cùng với 5 vị thuốc mang lại hiệu quả cao, cách sử dụng như sau: dùng 20g lá lốt kết hợp với cây tầm gửi, cây cỏ xước, cây cỏ ngươi mỗi loại 20g tương tự nhau và không thể thiếu vị thuốc chính trong bài thuốc này là cây chìa vôi với liều lượng là 30g. Tất cả hỗn hợp đem đi rửa sau đó thái nhỏ ra đem phơi khô nấu nước uống sử dụng liên tục khoảng 1 tháng ta sẽ thấy rõ được công dụng và hiệu quả của nó.

- Lá lốt chữa bệnh nhứt mỏi cơ thể ở người già: sử dụng 15g lá lốt tươi kết hợp với 15g rễ cây cỏ xước tươi, rễ bưởi bung tươi và rễ cây vòi voi tươi rồi đem đi sao vàng dùng đun nấu chung với khoảng 600ml nước, để nhỏ lửa chờ đến khi nước trong ấm cạn còn 200ml nước thì có thể dùng được. Sử dụng trong ngày và mỗi ngày uống 3 lần sẽ có hiệu quả.

- Lá lốt chữa bệnh mồ hôi ở tay chân: sử dụng nhiều nhất khoảng 50g lá lốt tươi đem rửa sạch rồi đun với 2 lít nước đun sôi, có thể thêm một ít muối vào, sử dụng để ngâm tay chân vào khoảng thời gian tốt nhất là trươc khi ngủ, cứ sử dụng như thế dùng liên tục trong vòng 15 ngày là có hiệu quả.

 

8. Lá lốt nấu nước uống có tác dụng gì?


Lá lốt thuộc dược liệu mang tác dụng tốt trong việc nấu nước sử dụng để uống giúp cho cơ thể không bị các chứng về đau bụng, lạnh bụng, ăn uống khó tiêu, quá trình tiêu hóa kém, chữa đau răng đồng thời sử dụng uống thuốc nấu từ dược liệu này giúp chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả, đối với mốt số bệnh nhân có chứng ra mồ hôi tay chân nhiều có thể dùng. Hiện nay, đã có nhiều người dùng và cho biết đến công dụng của vị thuốc chữa bệnh gout rất tốt đồng thời mang hiệu quả rất cao ngay sau khi dùng.

Đối với khi sử dụng dược liệu nấu thành thuốc để uống thì ta nên phơi khô rồi sấy lên hoặc có thể dùng loại lá tươi, trung bình mỗi lần dùng nhiều nhất từ 60-100g trong ngày, sử dụng đúng liều lượng và đúng cách sẽ có hiệu quả tốt.


Tuy nhiên, dược liệu này không dành cho bà bầu và phụ nữ sau khi sinh bởi trong thành phần của lá lốt có một số hoạt chất gây triệt nguồn sữa mẹ và gây mất sữa nhanh chóng. 





 
     

 

 Từ khóa: Lá lốt
Bài viết mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây