Dây tơ hồng chữa bệnh gì?

  • Dây tơ hồng

  • 150.000 đ/kg

  • Dây tơ hồng- dược liệu chữa bệnh di tinh, tiểu đêm, liệt dương, nhứt mỏi xương khớp,.... bởi đem lại tác dụng và lợi ích về sức khỏe cho người dùng nên loại dược liệu này được ứng dụng làm thuốc nhiều trong đồng y. Ngoài các chứng bệnh trên, dây tơ hồng còn chữa được nhiều chứng bệnh khác. Hãy cùng xem qua bài viết để biết nhiều thông tin về dược liệu hơn nhé!

Nghe đến loại dược liệu mang tên dây tơ hồng có lẽ đây là một trong những loại cây không quá xa lạ đối với người dân vùng quê. Đây là loại cây chủ yếu sống kí sinh trên các thân cây gỗ khác, tuy nhiên công dụng của dây tơ hồng chữa được nhiều căn bệnh giúp nâng cao sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích cho người dùng.
 

1. Tên khoa học của dây tơ hồng


Cuscuta chinensis lamk là tên khoa học của dây tơ hồng.


2. Dây tơ hồng là gì?


Đây là loại cây sống và tập trung chủ yếu ở những vùng núi hoặc nơi có đất ẩm, người dân thường gọi loại cây này với một số tên gọi khác như vô căn thảo, thổ huyết ty, xích võng, kim tuyến thảo, thỏ lô, hoàng loạn ty. Ngoài ra với tác dụng của cây tơ hồng chữa bệnh nhứt mỏi, thận hư, trị liệt dương và nhiều chứng bệnh khác. Để biết được nhiều tác dụng của dây tơ hồng trong việc chữa và điều trị bệnh nhiều hơn thì mời mọi người cùng xem qua bài viết bên dưới nhé!

 
day to hong 1


3. Dây tơ hồng có mấy loại?


Dược liệu này được chia thành hai loại chủ yếu: dây tơ hồng xanh và dây tơ hồng vàng.


3.1 Dây tơ hồng xanh


Loại cây này hay còn được mọi người gọi với một số tên khác như phi dương đẳng, thanh ti đằng, vô căn thảo,… thuộc họ long não. Cây tơ hồng xanh được biết đến là loại cây nhiệt đới, mọc hoang và sống trong các thân cây lớn khác. Phần thân của nó có màu lúc sẫm và to hơn so với dây tơ hồng vàng. Cây không hoa, lá cây tơ hồng xanh rất nhỏ và có quả mọng.


3.2 Dây tơ hồng vàng


Cây tơ hồng vàng thường được phân bố nhiều và chủ yếu ở các khu vực miền Bắc, loại cây thực vật này sống dựa vào các thân cây lớn lâu năm trong rừng để phát triển. Vì cây tơ hồng vàng là loại cây không mang chức năng quang hợp nên phần lá bị tiêu giảm hoặc không có lá, tuy nhiên loại cây này cũng ra hoa nhưng rất ít khi thấy.


4. Đặc điểm dây tơ hồng

 
dây tơ hồng khô
 


4.1 Dây tơ hồng thường mọc ở đâu?


Đây là loại cây thuộc dây leo và chủ yếu là sống bám trên các thân cây lớn khác, đặc biệt đây là loại cây không mang chất diệp lục và phần thân cây tơ hồng thuộc dạng thân thảo, dạng hình sợi, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu vàng. Vì đây là loại cây sống bám nên cây sinh trưởng và phát triển nhờ vào cá chất dinh dưỡng của các cây lớn khác.
Cây không có khả năng quang hợp nên phần lá bị tiêu giảm tạo thành các vẩy, tuy nhiên loài cây này cũng có ra hoa và quả nhưng rất hiếm khi thấy, hoa cây tơ hồng có màu trắng nhạt và có dạng hình cầu. 


4.2 . Cây dây tơ hồng phân bố ở đâu?


Cây dây tơ hồng có nguồn gốc từ một số nước như Trung Quốc, Srilanka,… và ở nước ta. Cây phân bố và mọc nhiều nơi trải dài từ bắc vào nam. Cây tơ hồng kí sinh trên bông bục thì chủ yếu là ở miền trung, còn đối với ở miền bắc thì thường thấy cây sống chủ yếu trên cây cúc tần. Phần hạt cây dây tơ hồng là phần được sử dụng làm thuốc chủ yếu, ở một số nước khác người ta thường dùng dây tơ hồng phơi khô rồi đem đập lấy phần hạt để sử dụng.


4.3 Thu hái và chế biến


Loại cây này được người dân thu hái quanh năm nhưng chủ yếu thu hái nhiều nhất là vào mùa hè và mùa thu. Toàn bộ cây đều được sử dụng và chế biến làm thuốc nhưng phần hạt dây tơ hồng là phần được sử dụng nhiều nhất.
Sau khi được thu hái về thì dược liệu được đem đi rửa sạch qua nước nhằm loại bỏ phần bẩn như đất cát rồi cắt thành từng khúc nhỏ đem đi phơi khô thì có thể sử dụng được.
Nên bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát, khô ráo hoặc nơi có nhiệt độ thấp để sử dụng.


4.4 Tính vị


Cây dây tơ hông mang vị đắng, tính bình, dược liệu này không có độc, ngoài ra còn có công dụng giúp làm sáng mắt, an thai, chữa được nhiều chứng bệnh khác như tai ù, mắt mờ, làm đẹp da nhưng công dụng dây tơ hồng chữa thận hư, liệt dương cực kì hiệu quả.


5. Tác dụng của dây tơ hồng


Nhờ các thành phần trong dược liệu dây tơ hồng có khả năng chữa được nhiều căn bệnh và đem lại sức khỏe cho mọi người. Đặc biệt loại cây này không có độc và cây mang tính bình nên chữa được một số bệnh như trị chứng đau lưng mỏi gối, bệnh vàng da, mụn nhọt, giúp làm đẹp da, thanh lọc và giải nhiệt tốt, dây tơ hồng chữa băng huyết, đới hạ, trị mờ mắt và các chứng nhứt mỏi ở người cao tuổi.

Ngoài ra người ta còn sử dụng dây tơ hồng ngâm rược hoặc dùng làm nước sắc để uống nhằm ổn định được huyết áp đồng thời ức chế được các tế bào ung thư đem lại hiệu quả rất cao.

Bên cạnh đó, công dụng của dây tơ hồng còn có khả năng trị được một số bệnh như hen suyễn, chảy máu cam, trị sỏi bàng bang, chữa viêm thận, dây tơ hồng chữa bệnh tim, trị dương suy và kiết lỵ,... đều mang lại hiệu quả tốt và an toàn đối với sức khỏe cho người dùng.


6. Một số bài thuốc dây tơ hồng trị bệnh


Dây tơ hồng chữa liệt dương: dùng trung bình khoảng 15g phần hạt dược liệu tơ hồng kết hợp cùng với một số vị thuốc khác như bá tử nhân, phá có chỉ, phục linh dùng mỗi vị 13g, lọc giác giao dùng khoảng 23g là vừa. Dùng vo thành viên hoàn để uống, mỗi lần dùng khoảng 8 viên, sử dụng trong vòng 15 ngày sẽ mang lại hiệu quả.

Trị đau lưng mỏi gối: dùng 13g hạt tơ hồng cùng với rễ gối hạt, kỷ tử, tỳ giải, bổ cốt toái, phụ tử, đỗ trọng, hoài sơn mỗi vị 10g kết hợp thêm 23g củ mai, cẩn tích và 13g rễ cỏ xước, rễ gói hạt sau đó đem tất cả dược liệu đem đi rửa sạch và nấu thành nước thuốc để dùng. Trung bình mỗi ngày dùng 1 thang là vừa, không nên sử dụng nhiều.

Dây tơ hồng trị thận hư: sử dụng khoảng 9g dược liệu dây tơ hồng cùng với hoài sơn, phụ tử, đỗ trọng, kỷ tử, kim quy và 13g cao ban long, 5g nhục quế, 7g sơn thù đem tất cả dược liệu đi tán thành bột rồi nặn viên để dùng, trung bình mỗi ngày dùng khoảng 15g là vừa.

Chữa kiết lỵ: Sử dụng cả phần nụ và hoa của dược liệu dây tơ hồng đem đi rửa sạch qua nước đem sắc thành thuốc để uống, dùng liên tục trong vòng 5 đến 7 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Trị suy nhược cơ thể đối với người cao tuổi: dùng khoảng 60g dây tơ hồng cùng với đâu đen đã rang, củ mài, hà thủ ô kết hợp cùng với một số nguyên liệu khác như vùng đen 20g, ngải cứu 25g và 15g gạo nếp rang sau đó đem tất cả các dược liệu trên đem đi phơi khô rồi tán thành bột và dùng thêm một ít mật ong để vò thành viên để dùng, trung bình mỗi ngày dùng 2 lần và mỗi lần 10 viên, dùng thường xuyên để thấy được hiệu quả từ bài thuốc.

Trị bàng quang, viêm thận: dùng 1 quả trứng vịt đem đi luộc cùng với 20g dây tơ hồng để ăn hoặc sử dụng 60g dược liệu tơ hồng sắc thuốc với 25g mộc thông để uống.

Trị hen suyễn: dùng 30g táo chua qua công đoạn sao vàng hạ thổ cùng với 40g dây tơ hồng đem đi sắc với 400ml nước dùng trong ngày.

Dây tơ hồng trị mắt mờ: Đối với bệnh này là do cơ thể bị can thận suy nên sử dụng vị thuốc như sau: dùng 10g dây tơ hồng kết hợp cùng với một số dược liệu như xa tiền tử, thục địa sau đó đem dược liệu đi tán thành bột mịn rồi vò viên để dùng. Sử dụng trung bình mỗi lần 10 viên dùng chung với rượu và uống 2 lần mỗi ngày. Không nên sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chữa di tinh, tiểu đêm: dùng trung bình khoảng 8g hạt tơ hồng kết hợp với 7g kim anh tử, 5g phúc bồn tử đem đi rửa sach rồi nấu với 500ml nước, nấu đến khi nước còn khoảng 150ml thì đem ra uống, chia thành 3 đến 4 lần uống trong ngày, dùng liên tục trong nửa tháng sẽ thấy được hiệu quả.





 
     

 

Bài viết mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây