Cây sâm đất chữa đa bệnh được nhiều người biết đến với công dụng bồi bổ và tăng cường sức khỏe ở một số bệnh nhân có cơ thể yếu. Ngoài ra còn có tác dụng trị bệnh huyết áp, tim mạch, điều trị xương khớp và nhiều chứng bệnh khác. Bài viết dưới đây gồm những đặc điểm, lợi ích và công dụng của dược liệu cây sâm đất mời mọi người cùng đọc qua.
Nghe đến cây sâm đất chắc hẳn đã có nhiều người biết đến hoặc đã từng nghe qua với tên gọi này, vì đây là loại cây khá phổ biến giúp cơ thể bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng đồng thời có tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể và điều trị bệnh tim mạch, huyết áp tốt.
1. Cây sâm đất là gì?
Đây là loại cây chủ yếu mọc hoang và được mọc ở rất nhiều nơi trên nước ta, nhờ có chức năng và lợi ích từ cây nên được sử dụng khá rộng rãi, ngoài việc dùng cây để chế biến tạo ra các vị thuốc mang lại sức khỏe cho người tiêu dùng còn có thể sử dụng trong chế biến các món ăn hàng ngày. Sâm đất còn có một số trên gọi khác như đông dương sâm, sâm mồng tơi, sâm thảo, sâm thổ Cao Ly,…
2. Tên khoa học
Sâm đất thuộc họ rau sam và có tên khoa học là Talinum fruticosum.
3. Bộ phận dùng
Cây sâm đất bộ phận dùng chủ yếu được sử dụng để chế biến làm thuốc trong y học là rễ, lá và thân.
4. Đặc điểm cây sâm đất
4.1 Cây sâm đất phân bố ở đâu?
Đây là loại cây có nguồn gốc từ nước những nước khác như Trung Mỹ sau đó du nhập về nước ta, thuộc loại cây phát triển một cách tự nhiên, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là ở các vùng núi. Ở một số nước như Trung Quốc thường sử dụng dược liệu này để làm thuốc bổ.
4.2 Hình dạng cây sâm đất.
Là loại cây thuộc thân thảo, phân nhiều nhánh ở giữa, phần rễ của cây khi lớn lên sẽ phát triển thành củ và có màu vàng nhạt, lá cây sâm đất chủ yếu mọc theo kiểu so le nhau, lá có dạng hình trái xoan, dài khoảng 7cm và rộng không quá 4cm, ở phần mép có kiểu lượn sóng, phiến lá hơi dày và mặt của lá có màu xanh rất bóng. Hoa cây sâm đất có màu hồng và hoa mọc chủ yếu ở phần ngọn cây hoặc mọc ở các nhánh khác nhau, phần quả rất mọng và nhỏ, khi quả chín có màu đỏ pha nâu.
4.3 Thu hái cây sâm đất.
Sâm đất ra hoa chủ yếu là vào tháng 6 đến tháng 7 trong năm, khoảng vào tháng 9 đến tháng 10 cây ra quả. Phần lá được người dân thu hái quanh năm, sử dụng để chế biến trong các món ăn. Sau khoảng 3 năm kể từ ngày trồng cây sâm đất thì phần củ sâm mới được thu hái, sau đó đem về rủa sạch với nước, cắt bỏ các rễ nhỏ rồi đem đi phơi khô hoặc qua công đoạn sấy, bảo quản và để sử dụng dần. Rễ cây sau khi phơi khô để bảo quản trong thời gian lâu thì sẽ chuyển sang màu xám đen. Hạt của thảo dược này sẽ có màu đen, hạt dẹt và rất nhỏ.
4.4 Hình ảnh cây sâm đất
5. Cây sâm đất có mấy loại?
Sâm đất gồm có 3 loại chính và mỗi loại có các đặc điểm và đều có công dụng chữa bệnh mang lại sức khỏe tốt cho người dùng. Gồm mồng tơi, thổ nhân sâm và sâm nam.
Mồng tơi
Loại sâm đất này thuộc học rau sam và có tên khoa học là Talium fruticosum.
Thổ nhân sâm
Sâm này thuộc học rau sam và có tên khoa học Talinum paniculatum, ngoài ra loại cây này còn có một số tên gọi như đông dương sâm, giả nhân sâm, sâm Cao Ly, sâm thảo,…
Sâm nam
Sâm nam thuộc họ hoa phấn và có tên khoa học là Boerhavia difusa L, loại này còn có tên gọi khác như sâm quý bà.
Trong 3 loại sâm trên, loại được sử dụng nhiều và ưa chuộng nhật ở nước ta là gồm sâm mồng tơi và thổ nhân sâm được dùng để chữa bệnh nhiều, còn đối với loại sâm nam rất ít được sử dụng ở nước ta vì loại sâm này rất hiếm thấy.
6. Tác dụng của cây sâm đất
Nhờ các chất có lợi từ cây đã mang lại nhiều tác dụng giúp hỗ trợ và điều trị bệnh ở một số bệnh nhân mang lại sức khỏe tốt. Cây sâm đất trị tiểu đường được dùng nhiều cho những bệnh nhân giúp ổn định được đường huyết và bổ huyết, ngoài ra còn cây sâm đất trị sỏi thận và một số bệnh khác mang lại tác dụng cao.
6.1 Cây sâm đất trị bệnh gì?
Ngoài tác dụng chữa được bệnh tiểu đường ra, công dụng của cây sâm đất còn giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể ít mệt mỏi hơn, hơn nữa còn điều trị được bệnh ho, chữa táo bón, điều trị được bệnh nhuận tràng. Hơn thế ngoài việc dùng để tạo ra những vị thuốc chữa bệnh còn có thể sử dụng phần lá làm cây rau sâm đất dùng trong chế biến bữa ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho cơ thể thanh nhiệt, làm mát gan và giải độc rất tốt. Đồng thời khi sử dụng dược liệu nàu còn có khả năng giúp trị được các bệnh như đau nhứt xương khớp, làm mạnh gân xương, cây sâm đất trị bệnh huyết áp đem lại hiệu quả cao được sử dụng một cách phổ biến.
6.2 Cây sâm đất ngâm rượu
Không những sử dụng để ăn hay làm thuốc, cây sâm đất còn có thể sử dụng để ngâm rượu trị nhiều bệnh khác rất tốt được nhiều người sử dụng với cách làm này.
Sử dụng củ sâm đất tươi đem đi ngâm nước rửa thật sạch, có thể sử dụng khăn mềm để rửa cho sạch các phần đất dính trên củ nhằm loại bỏ được các chất bẩn và hư hỏng. Sau đó đem đi ngâm với rượu trắng 40 độ hoặc có thể ngâm với một số rượu khác như rượu tẻ, rượu nếp ngâm vào trong bình thủy tinh và đậy nắp kín, bảo quản nơi thoáng mát, ngâm trong khoảng thời gian 3 tháng trở lên thì có thể dùng được.
Hoặc có thể sử dụng 1kg củ sâm đất khô đem đi ngâm với khoảng 4 lít rượu trắng trong thời gian khoảng 30 ngày thì có thể đem ra dùng được, dùng trung bình mỗi ngày khoảng 2 ly nhỏ trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cho cơ thể giảm được đau đồng thời làm mạnh xương hơn.
Lưu ý: Đối với dược liệu ngâm rượu này không dùng cho phụ nữ mang thai.Không nên dùng quá liều lượng, dùng sai cách sẽ gây ra các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
7. Một số bài thuốc từ cây sâm đất
- Điều trị bệnh tiểu đường: Sử dụng khoảng 75 g sâm đất tươi hoặc có thể dùng sâm đất khô khoảng 25g đem đi sắc nước nấu để sử dụng trong gày, chia ra uống nhiều lần, sử dụng thường xuyên trong vòng 1 tháng sẽ thấy được hiệu quả và lượng đường huyết trong cơ thể sẽ ổn định hơn.
- Bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi: Dùng khoảng 60g củ sâm đất khô đem đi rửa sạch rồi kết hợp nấu với sườn heo sử dụng trong ngày sẽ thấy được hiệu quả, có thể sử dụng liên tục trong 6 đến 7 ngày thì thấy sức khỏe được cải thiện rất nhiều.
- Trị táo bón, bệnh trĩ: dùng lá cây sâm đất khô khoảng 30g kết hợp với các dược liệu khác như lá thiên lý non, rễ đinh lăng mỗi loại 20g, lá vông non và vừng đen đã qua quá trình rang mỗi loại 30g đem đi sơ chế sạch sẽ rồi dùng nấu canh ăn hàng ngày, sử dụng liên tục đến khi cơ thể hết bệnh thì ngưng.
- Trị sỏi thận: Dùng sâm đất khô đem đi tán thành bột mịn rồi pha với khoảng 1 lít nước sôi, dùng như trà.
- Trị bệnh huyết áp cao: dùng sâm đất trung bình khoảng 12g, đem đi đun sôi với nước sử dụng như trà, để nguội thì có thể dùng được, với cách này không những làm điều hòa được huyết áp mà còn giúp điều hòa được lượng cholesterol trong máu giúp cho cơ thể tốt và đem lại hiệu quả cao hơn.
- Chữa kiết lỵ: Dùng lá sâm đát khoảng 100g kết hợp với 100g cỏ sữa đun với nước sôi khoảng 400ml, đun để nhỏ lửa đến khi nước ttrong ấm cạn còn 100ml thì sử dụng được, chia ra dùng nhiều lần trong ngày.