Cây ô môi chữa bệnh hiệu quả

  • Cây ô môi

  • 150.000 đ/kg

  • Cây ô môi là loại cây mọc nhiều và chủ yếu phân bố ở một số tỉnh thuộc Nam Bộ, dược liệu có tác dụng chữa và điều trị bệnh đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Mời quý bạn đọc cùng  tìm hiểu về một số đặc điểm và công dụng của dược liệu cây ô môi qua bài viết này nhé!

Nghe đến cây ô môi, có lẽ rất quen thuộc với người dân quê hương đặc biệt là ở Nam Bộ, hơn nữa loại cây này được xem là tuổi thơ và kỷ niệm của trẻ nhỏ nhưng hiện nay loại cây này không còn nhiều như trước nữa, không những được dùng để ăn được mà dược liệu còn có công dụng chữa được nhiều bệnh giúp tăng cường sức khỏe, loại cây này được xem là một trong những cây thuốc nam quý có khả năng hỗ trợ bệnh mang hiệu quả và cho thấy được lợi ích từ cây ô môi.
 

1. Cây ô môi là gì?

 
Dược liệu thuộc loại cây cao, thân gỗ, có chiều cao từ 12m trở lên, cành mọc nhiều và thường mọc ngang, lá cây ô môi có dạng hình lông chim kiểu như lá kép, khi cây ra hoa nhìn trông rất giống với hoa phượng, thường mọc thành từng chùm, phần quả ô môi có chiều dài từ 4 đến 5cm, quả của cây này khi mọc ra ở dạng cong như lưỡi liềm, phần bên ngoài nhìn rất cứng và có bề mặt sần sùi, quả lúc còn non thì sẽ có màu xanh, về già chuyển sang màu nâu đen hay màu đen, khi tách phần vỏ cây ra thì thấy được bên trong có rất nhiều múi nhỏ và rất mỏng, có dạng hình tròn và màu đen, phần xương múi hơi khó nhai vì rất cứng, khi nhai ta sẽ cảm nhận được vị ngọt và hơi chất nhưng có mùi thơm đặc trưng của quả.
 
cây ô môi

2. Bộ phận dùng

 
Lá, quả và vỏ cây ô môi là các bộ phận chính được sử dụng để tạo ra một số vị thuốc giúp điều trị và chữa bệnh mang hiệu quả cao trong đông y.
 

3. Tên khoa học

 
Cây ô môi tên khoa học là Cassia grandis L.f, loại cây này thuộc họ Vang.
 

4. Cây ô môi mọc ở đâu?

 
Loại cây này mọc chủ yếu ở một số tỉnh ở Nam Bộ và rải rác ở một số nơi khác. Được người dân trồng sử dụng để lấy quả và các bộ phận có thể sử dụng làm thuốc nhằm tạo ra các vị thuốc tốt cho sức khỏe.
 

5. Hình ảnh cây ô môi

 
hinh2 bongomoi

 

6. Thành phần hóa học cây ô môi

 
Trong cây có mang một số thành phần của cây như gluxit, canxi oxalat, tanin, gluxxit, tinh dầu, chát nhựa, chất nhầy, antraglucozit,… và nhiều hoạt chất có lợi khác từ cây.
 

7. Tác dụng của cây ô môi

 
Nhờ các thành phần có trong cây dược liệu ở một số bộ phận như quả, lá và cả vỏ cây đều được ứng dụng điều chế ra các vị thuốc như giúp nhuận tràng, điều trị được bệnh ghẻ lở hoặc ngứa gây ra. Không những thế, cây ô môi chữa bệnh xương khớp, đau nhứt và mệt mỏi, điều trị thấp khớp và các bệnh về xương khớp gây ra, bên cạnh đó dược liệu này còn có chức năng giúp tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Không những tạo ra các vị thuốc ở dạng sắc mà còn sử dụng cây ô môi ngâm rượu sử dụng mang lại hiệu quả không ngừng và nhanh chóng hết bệnh.

Thành phần của cây mang vị ngọt hơi chát và tính mát nên công dụng của nó còn giúp chữa được bệnh nhức mỏi, đau lưng, giúp thanh nhiệt và mát cơ thể, ngoài ra lá cây ô môi còn có tác dụng trị được một số bệnh như lở ngứa, hắc lào đồng thời còn có thể sử dụng chữa một số bệnh như giúp điều trị bệnh nhuận tràng hoặc là chữa đau lưng qua cách sắc thuốc để dùng. Bên cạnh đó vỏ cây có tác dụng trị được các vết thương ngoài da hoặc trị bệnh do rắn rết, bò cạp cắn.

 

8. Cây ô môi chữa bệnh gì?

ô môi khô
 
Giúp điều trị bệnh thấp khớp, tiêu hóa: dùng trung bình từ 3 đến 4 quả ô môi đem đi tách ra lấy phần thịt bên trong đem đi ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng loại 40 độ ngâm trong vòng 1 tháng hoặc hơn thì có thể lấy ra sử dụng được, trung bình mỗi lần sử dụng khoảng 30 ml và mỗi ngày dùng 2 lần, dùng liên tục trong vòng 1 tuần thì sẽ thấy hiệu quả.

Giúp trị ghẻ ngứa, lang ben: sử dụng phần đót lá ở dạng non của cây giã nát ra rồi cho thêm muối và phèn chua trộn đều lên thì có thể dùng được, lấy hỗn hợp đó đắp trực tiếp vào chỗ bị lang ben hoặc chỗ bị ghẻ ngứa, hoặc có thể dùng đắp phần da bị nước ăn sẽ nhanh chóng lành và khỏi bệnh.

Cây ô môi chữa nhuận tràng: dùng khoảng 10g đọt non của phần lá hoặc có thể sử dụng đọt già đều được, đem đi rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước và dùng sau mỗi bữa ăn, dùng trung bình mỗi ngày 3 lần, cứ như thế, dùng thường xuyên và liên tục trong vòng 2 tháng trở lên đến khi hết bệnh thì ngưng, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà sử dụng.

 

Lưu ý:

Một số đối tượng như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không được dùng dược liệu này cả trẻ em cũng vậy.

Các bệnh nhân có các triệu chứng như mắc bệnh cảm sốt, dạ dày hay các bệnh về gan thận không nên dùng. Cả những người già và người cao tuổi có sức khỏe yếu không nên sử dụng dược liệu này vì không mang lại hiệu quả.


Vậy mua cây ô môi ở đâu để có được dược liệu đạt chất lượng và an toàn cho người dùng- đến với địa chỉ nhà thuốc của chúng tôi tại TP.HCM sẽ là một trong những nơi đem lại sản phẩm tốt và hiệu quả đối với người dùng đồng thời sẽ là nơi uy tín sẽ không làm các bạn thất vọng. Nhiều bạn có hỏi qua giá của dược liệu này là bao nhiêu? hiện nay, dược liệu tại nhà thuốc có bán với giá là 150.000đ/kg, sẽ đảm bảo an toàn về mọi mặt sản phẩm cho khách hàng. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn mọi thông tin về dược liệu.

 
     

 

 Từ khóa: cây ô môi
Bài viết mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây