Cây cam thảo vị thuốc chữa bách bệnh

  • Cây cam thảo

  • 250.000 đ/kg

  • Cây cam thảo được biết đến là vị thuốc chữa được nhiều bệnh liên quan đến hệ tim mạch đồng thời giúp làm mát gan và giải độc rất tốt, bên cạnh đó còn mang nhiều công dụng khác. Mời mọi người cùng xem qua bài viết để biết được công dụng và lợi ích từ cam thảo.

Cây cam thảo là một trong những loại thảo dược được mọi người ưa chuộng và sử dụng nhiều bởi có tính năng chưa bệnh hiệu quả, ngoài ra còn được mọi người sử dụng cây cam thảo để làm nước uống giúp cho cơ thể giải độc và thanh lọc tốt. Dược liệu còn biết đến với công dụng chữa bệnh về phổi, tim mạch, trị tiểu đường, ho, viêm họng,…
 

1. Cây cam thảo là gì?


Nói đến loại thảo dược này chắc hẳn mọi người đều biết đến vì loại cây này có nguồn gốc rất quen thuộc được sử dụng khá là phổ biến trong việc chữa và điều bệnh. Tuy nhiên dược liệ này có nhiều loại khác nhau nên cần tìm hiểu về cây cam thảo kỹ trước khi lựa chọn để điều trị bệnh.
 

2. Cây cam thảo có mấy loại?


Cây cam thảo loại có 3 loại chính: gồm có cây cam thảo bắc, cây cam thảo đất,, cây cam thảo dây. Cả 3 loại cây đều có hình dáng, kích thước và công dụng chữa bệnh khác nhau nên cần phân biệt rõ.
 

2.1 Cây cam thảo bắc

 

2.1.1 Tên khoa học của cam thảo bắc


Đây là dược liệu thuộc họ cánh bướm và có tên khoa học là Clycryrrhiza uralensis fish hoặc Glycryrrhiza glabra L. Ngoài ra cam thảo bắc còn được gọi với một sô tên gọi khác nhau như quốc lão, cam thảo, sinh cam thảo,…
 

2.1.2 Hình dạng cam thảo bắc


Đây là cây sống lâu đời, về đặc điểm của cây đó là loại này cao không quá 1m rưỡi, thân cây có rất nhiều lông nhỏ và mỏng xung quanh, lá kép, cây có hoa màu tím hơi nhạt và hoa nở chủ yếu vào các mùa như mùa hè và thu. Quả của cây này có màu nâu, dài khoảng 3cm, rộng không quá 8cm, trong mỗi quả có nhiều hạt nhỏ màu xám hoặc màu nâu đen, mỗi hạt nhỏ đó có đường kính khoảng 2mm.
Trồng cam thảo đất được bằng rễ và hạt, vì là loại cây trồng lâu năm nên thời gian thu hoạch cũng rất lâu trong khoảng từ 4 đến 5 năm. Đối với loại cam thảo bắc thì thời gian để thu hoạch tốt nhất là đông hoặc xuân.

 

2.1.3 Bộ phận dùng của cam thảo bắc


Thân và rễ cây cam thảo được sử dụng trong việc chế biến thuốc. Loại này được sử dụng nhiều nhất trong chữa và điều trị bệnh.
 

2.1.4 Hình ảnh cây cam thảo bắc

 
CamThaoBac2
 


2.1.5 Thành phần hóa học


Thành phần trong cam thảo bắc: glyxyridin gồm có muối, kali, canxi được nhà khoa học người Đức nghiên cứu và tìm thấy, ngoài ra còn có tinh bột, nhựa, anbuyminoit và một số hoạt chất khác.
 

2.2 Cây cam thảo đất.

 

2.2.1 Tên khoa học 


Scoparia dulcis L là loại cây thuộc họ mõm sói. Ngoài ra còn có một số tên gọi khác như cây cam thảo nam, dã cam thảo, thổ cam thảo,…
 

2.2.2 Bộ phận dùng


Tất cả các bộ phận cây đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
 

2.2.3 Hình dạng của cây cam thảo đất


Cây cam thảo đất là loại cây được mọc nhiều nơi ở nước ta, cây mọc thẳng đứng có chiều cao không quá 80cm, thân của cây rất ngắn và rễ cây đất lớn, có dạng hình trụ, phần lá của loại cây này thường mọc đối nhau thuộc loại lá đơn và có dạng hình mác dài không tới 3cm, ở phần cuống lá của cây rất hẹp, ở mép của lá có nhiều răng cưa. Còn hoa của cây thì mọc chủ yếu ở kẽ lá, thường mọc thành những chùm riêng lẽ hoặc mọc thành cặp, quả có dạng hình cầu và chứa nhiều hạt nhỏ ở bên trong. Loại cây này được người dân thu hái quanh năm.
 

2.2.4 Hình ảnh của cây cam thảo đất

 
cam thao nam

 

2.2.5 Thành phần hóa học


Thành phần của cây có các chất có tác dụng chữa bệnh như amelin, ancaloit mang công dụng giúp làm cho đường huyết ổn định, giúp điều trị và hỗ trợ bệnh tiểu đường và một số hoạt chất khác có trong cây.
 

2.3 Cây cam thảo dây

 

2.3.1 Tên khoa học 


Cam thảo dây là loại cây thuộc họ cánh bướm Fabaceae và có tên khoa học là Abrus precatorius L. Ngoài ra cây còn có một số tên gọi khác như tương tư đậu, tương tư đằng, dây chi chi,…
 

2.3.2 Bộ phận dùng


Bộ phận dùng của cây là rễ và lá được sử dụng làm thuốc. Ngoài ra hạt của dược liệu cũng được dùng nhưng ít.
 

2.3.3 Hình dạng của cây cam thảo dây

 
Là loại cây thuộc thân leo, cành nhỏ, lá cây có dạng hình lông chim, lá dài không quá 24cm ngoài ra còn có lá chét dài không quá 20mm mọc thành đôi và có dạng hình chữ nhật, hoa có màu hồng chủ yếu mọc ở phần kẽ lá và mọc thành chùm, quả của cây có dạng thon dài khoảng 5cm, hạt bóng có màu đỏ, dạng hình trứng và vỏ rất cứng.
Loại cây này chủ yếu mọc dại, nhưng được trồng nhiều ở nước ta ngoài ra còn mọc nhiều ở những khu rừng, hiện nay cam thảo dây Hà Nội sử dụng chủ yếu là phần lá, còn phần rễ và hạt thấy ít được ưa chuộng và sử dụng.

 

2.3.4 Hình ảnh cây cam thảo dây

 
camthaoday

 

2.4.5 Thành phần hóa học


Thành phần của cam thảo dây: trong lá và rễ cam thảo dây có chất glyxyrizin có vị ngọt, hạt có chất abrin, glucoxit giúp cho cơ thể có men tiêu hóa và một số hoạt chất khác giúp tạo ra nhiều men ureaza.
 

3. Tác dụng của cây cam thảo


Dược liệu có tác dụng giúp chữa và điều trị một số bệnh khác như trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ngăn ngừa và chống một số vi khuẩn, viruts gây bệnh, giúp hô hấp tốt, đồng thời bảo vệ tim, ngoài ra trong thành phần của cây có tác dụng làm đẹp da, kháng viêm hơn nữa còn trị được các bệnh về da như viêm da, ngứa da, dị ứng,…
 

4. Cây cam thảo đất có tác dụng gì?


Loại dược liệu này cũng hay được sử dụng để chữa bệnh vì có chức năng chữa bệnh tốt, cây cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường, giúp lợi tểu, dùng để uống sẽ giúp cho cơ thể thannh lọc và giải độc hiệu quả, làm mát gan, điều trị ho, viêm họng và giúp hạ đường huyết tốt.

Trong thành phần của nó có một số hoạt chất giúp cho cơ thể kháng khuẩn, kích hoạt được chất interferon làm các hệ thống miễn dịch của cơ thể tăng lên đẩy lùi sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Nhờ các lợi ích của dược liệu từ những hoạt chất giúp cơ thể trị được nhiều bệnh, đồng thời giúp kháng viêm nhiễm và một số vius gây bệnh khác, hơn nữa cây cam thảo đất chữa ho rất tốt.

 

5. Một số bài thuốc về cây cam thảo


- Chữa sốt huyết tiểu cầu: dùng không quá 30g cam thảo đem đi rửa sạch rồi sắc với nước sôi để uống, dùng liên tục khoảng 3 tuần thì sẽ thấy được hiệu quả.

- Hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tim: Sử dụng liều dùng của cam thảo trung bình mỗi ngày 30gram đem đi rửa sạch rồi nấu với nước đun sôi thì có thể sử dụng được, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng liên tục sẽ có hiệu quả cao.

- Điều trị bệnh lao phổi: Dùng 18g cam thảo đem đi rửa sạch rồi sắc với nước khoảng 150ml thì dùng được, sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng kết hợp với thuốc điều trị bệnh lao thì sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Chữa viêm học mạn: Dùng trung bình khoảng 10g cam thảo đem đi rửa sạch rồi ngâm nước uống, dùng như nước trà, sử dụng liên liên tục cho đến khi khỏi bệnh, đối với một số bệnh nhân bị bệnh nhẹ thì dùng  trong vòng 2 tháng còn nặng thì từ 4 đến 5 tháng sẽ hết bệnh.

- Điều trị viêm tuyến vú: Dùng 30g cam thảo kết hợp với xích dược mỗi loại đem đi rửa sạch rồi sắc nước uống, trung bình mỗi ngày sử dụng một tháng, dùng liên tục khoảng 3 ngày hoặc đến khi hết bệnh thì ngưng.

Lưu ý: Nên sử dụng đúng liều lượng và đúng cách thì sẽ mang lại hiệu quả cao, không nên dùng quá liều sẽ gây ra tác hại của như bị cao huyết áp, tiểu chảy, khó tiêu, bị phù,… gây ảnh hưởng đến tim mạch và gan. Đặc biệt đối với các bà bầu và các bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến tim, gan cũng không nên sử dụng.





 
     

 

 Từ khóa: cây cam thảo
Bài viết mới
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây